Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kèm theo hội nhập – đa phương hóa thúc đẩy công nghiệp sản xuất phát triển hơn bao giờ hết. Quản đốc sản xuất cũng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, thúc đẩy hoạt động của lượng lớn công nhân – người lao động tại các phân xưởng. Là nhân tố không thể thiếu, vậy sự cần thiết của quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp là gì?
Quản đốc sản xuất là một vị trí quen thuộc tại các doanh nghiệp sản xuất dù lớn hay nhỏ. Vị trí này được coi như cầu nối giữa người lao động, công nhân tại các phân xưởng và các cấp lãnh đạo, giám sát bên trên của doanh nghiệp.
Quản đốc còn là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý hoạt động sản xuất của một nhóm người lao động trong tổ chức, đảm bảo các hoạt động, quy trình sản xuất được vận hành có hiệu quả, đúng tiến độ kế hoạch.
Chức năng của quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp?
Là một thành viên trong bộ máy sản xuất của doanh nghiệp, quản đốc sản xuấtcó nhiều chức năng như:
Là người nhận yêu cầu, chỉ định từ cấp trên (có thể là giám đốc sản xuất – CPO, quản lý cấp cao,…) sau đó triển khai, phổ biến và phân chia nhiệm vụ cho cấp dưới.
Tham gia chỉ đạo, hướng dẫn và nhắc nhở người lao động hoàn thành công việc đúng kế hoạch, tiến độ. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và đảm bảo an toàn cho người lao động.
Tổng hợp và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm đầu ra, kết quả sản xuất của bộ phận được giao phó.
Điều hành và đảm bảo kế hoạch sản xuất diễn ra đúng tiến độ, đúng chỉ tiêu đã được giao phó.
Sát sao trong việc theo dõi, đo lường, kiểm tra các khâu trong quy trình sản xuất. Kịp thời phát hiện và xử lý sự cố, các vấn đề phát sinh như: máy móc, nhân sự,… giảm thiểu ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch sản xuất.
Trách nhiệm của quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp là gì?
Mỗi một vị trí nhân sự, sẽ có những nhiệm vụ khác nhau để cùng duy trì và phát triển bộ máy sản xuất. Chính vì thế, trách nhiệm của quản đốc sản xuất cũng rất quan trọng:
Quản lý người lao động cấp dưới trong tất cả các vấn đề về năng suất lao động, nhiệm vụ được giao, kế hoạch làm việc, an toàn lao động,… Tạo điều kiện để công nhân, nhân viên cấp dưới hoàn thành tốt công việc, có động lực làm việc và đạt hiệu quả công việc cao.
Quản lý các yếu tố phân xưởng: máy móc, thiết bị, nguyên – nhiên vật liệu,…
Chịu trách nhiệm về các kế hoạch sản xuất đã đề ra, theo sát tiến độ của người lao động để hoàn thành đúng hạn nhưng quy định.
Đưa ra các ý tưởng chiến lược, ý tưởng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất, thúc đẩy sản xuất. Đồng thời đưa ra những đề xuất về chính sách đãi ngộ cho nhân viên, người lao động cấp dưới.
Có trách nhiệm báo cáo các vấn đề phát sinh trong bộ máy sản xuất, trong quá trình làm việc, đầu ra của sản phẩm, đầu vào của nguyên liệu tới cấp trên để kịp thời xử lý.
Sự cần thiết về vị trí quản đốc sản xuất trong dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp?
Là vị trí không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp, một người quản đốc “vừa có tâm vừa có tầm” sẽ là “chất xúc tác” tuyệt vời đối với người lao động và công ty. Quản đốc sản xuất làm tốt nhiệm vụ là cầu nối cho sự mong muốn của doanh nghiệp với công nhân, nhân viên. Đồng thời là vị trí không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp sản xuất, bởi lẽ:
Quản đốc là trung gian giữa cấp trên và cấp dưới
Có quản đốc, giám đốc sản xuất hoặc các cấp lãnh đạo công ty sẽ follow up kịp thời tình hình hoạt động, xây dựng một môi trường làm việc tốt, tạo sự hài lòng và động viên cho nhân viên đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp để xử lý các vấn đề phát sinh.
Đào tạo huấn luyện nhân sự
Vị trí này nắm rõ nhất hiệu quả lao động tại các phân xưởng, là người sẽ phân tích và đưa ra các giải pháp để tăng năng suất sản xuất, từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đảm bảo rằng nhân viên được cập nhật về các kỹ thuật mới và quy trình sản xuất hiện tại. Quản đốc sản xuất cần hướng dẫn và chỉ dẫn công việc cho các nhân viên của mình, đảm bảo rằng họ có thể thực hiện công việc một cách chính xác và đúng thời hạn.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đúng yêu cầu của khách hàng, từ đó đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp và giúp duy trì khách hàng hiện có cũng như thu hút khách hàng mới.
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, quản đốc sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ. Đồng thời, đảm bảo rằng tất cả các công nhân trong xưởng đều được đào tạo và nắm rõ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Họ cũng cần được hướng dẫn và chỉ dẫn để đảm bảo rằng các quy trình sản xuất đang diễn ra đúng cách và không gây ra nguy hiểm cho các công nhân.
Ngoài ra, quản đốc sản xuất cần đảm bảo rằng các biện pháp phòng chống cháy nổ được thực hiện đầy đủ và hiệu quả; bao gồm kiểm tra các thiết bị an toàn, bảo vệ chống sét và các biện pháp khẩn cấp. Chỉ khi đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ, quản đốc sản xuất mới có thể đảm bảo sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và thành công.
Trên thực tế, không doanh nghiệp nào là không có vị trí quản đốc.
Tuy nhiên, vị trí quản đốc sản xuất còn gặp khá nhiều vấn đề như: thiếu kỹ năng quản lý, thiếu chuyên môn,… Chính vì thế, đầu tư cho quản đốc được học hỏi, nâng cao trình độ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng!
Hiểu được những điều đó, VJIP – Công ty Tư vấn Cải tiến đã cung cấp những giải pháp quản lý và nâng cao Năng suất Chất lượng theo Lean – Six Sigma cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ thông qua khoá học quản lý sản xuất nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất trên khắp mọi miền Tổ quốc.