Bảo trì sớm và những trở ngại

Công ty cổ phần tư vấn cải tiến VJIP > Tin nổi bật > Chuyên môn > Bảo trì sớm và những trở ngại

Bảo trì sớm và những trở ngại

Một trong những trụ cột chính của Bảo trì Năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance – TPM), là bảo trì sớm (Early Equipment Maintenance – EEM).

Đây cũng là một trong những trụ cột mà trừ những công ty đã có truyền thống thực hiện TPM ít nhiều hơn hai năm, hoặc có một hệ thống lưu trữ thông tin, dữ liệu rất tốt, thì các công ty còn lại chưa bao giờ chạm được tới.

Tại sao lại thế? Vì theo lý thuyết, việc thực hiện bảo trì sớm cần có nền tảng dựa trên những lần thực hiện Bảo trì tự quản (Autonomous Maintenance – AM) và Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance – PM), cũng như Cải tiến trọng tâm (Focus Improvement – FI) trước đó. Nói một cách đơn giản, là như các bác thợ cả trong xưởng của chúng ta, khi đem một máy mới về, bác có thể nói ngay: “Loại dây đai này nhanh mòn, có thể thay loại khác ổn định có tuổi đời cao hơn”, “Loại khớp này hoạt động kêu, cần lắp thêm khoang chống ổn”, “Máy này sẽ bắn phoi ra kẽ bàn máy, nếu làm một cái khung che chắn phoi lại thì không phải mất thời gian làm vệ sinh bàn máy sau này”, … Nếu không có bác thợ cả đó, chúng ta sẽ rơi vào vòng lặp “trial and error”, cứ thử bật máy lên chạy, để rồi phát hiện sự cố, rồi điều chỉnh, rồi lại chạy, và điều chỉnh. Đó chính là thời gian mà chúng ta làm quen với máy móc, thiết bị mới, chưa thể đặt công suất tối đa theo thiết kế, cũng như lập kế hoạch sản xuất không chính xác vì sẽ có nhiều lần dừng máy bất thường và lắt nhắt. Phải sau một thời gian, với nhiều sự cố, chúng ta mới nhìn ra được những điều tương tự mà bác thợ ấy nói.

Vậy cái chúng ta thiếu để thực hiện EEM là gì? Một bác thợ cả như vậy? Hay một chiến lược ghi nhận và lưu trữ tri thức bảo trì để có thể tái sử dụng sau này? Nếu các anh/chị muốn tìm câu trả lời đúng đắn nhất, có thể liên hệ tới một triết lý: “Để phát triển phần đa số nhân công thì phụ thuộc vào một hệ thống tốt. Và một hệ thống tốt thì chắc chắn sẽ không phụ thuộc vào nhân công.”Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác thợ cả ấy rời đi, và công ty của chúng ta không có ai đủ kinh nghiệm để bảo rằng: máy đó cần phải làm thế này, bởi trước đây đã từng xảy ra vấn đề tương tự ở một máy khác…?VJIP 株式会社

Xem thêm  Xây dựng hệ thống kiến nghị - KSS
blank
Luu Khai
Written by: Luu Khai