Trong một bài báo nói về việc tích hợp và tương hỗ trong tương lai của Industry 4.0 với Sản xuất tinh gọn, một nhà nghiên cứu đã đặt vấn đề rằng: Giả sử khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn cho một sản phẩm, để có được thông tin minh bạch về sản phẩm đó: đã sử dụng nguồn NVL, bán phẩm nào, ai đã thực hiện sản xuất chúng, và khi nào thì từng công đoạn được hoàn thiện. Ông này cũng phân tích rằng, Industry 4.0 với sự hỗ trợ hùng hậu của các concept như IoT, CPS, Big data, Digital Twin, Digital Shadow,… có thể mang lại sự sẵn sàng đáng kể về mặt dữ liệu: chúng ta không cần phải quá quan tâm dữ liệu đó được thu thập bằng cách nào, xử lý và tìm pattern ra sao, … mà chỉ cần hình dung rằng chúng luôn có sẵn ở đó, bất cứ khi nào mở máy tính lên và truy vấn, chúng ta sẽ luôn có dữ liệu chúng ta cần.Để đi đến được bài toán minh bạch về sản xuất, lại là ổ khóa khác, mà Industry 4.0 lại không phải là chiếc chìa vạn năng. Nếu luồng thông tin, cũng như luồng nguyên vật liệu trong sản xuất vốn đã không được tổ chức một cách hệ thống và tinh gọn, thì việc chúng ta có thông tin về lô NVL đó được nhập về ngày giờ này, không đồng nghĩa với việc chúng ta biết chúng nằm ở đâu trong từng sản phẩm trên chuyền sản xuất. Nói cách khác, việc lắp camera theo dõi từng ngóc ngách của một mê cung, mà chúng ta không hiểu được cấu trúc của mê cung ấy, thì ta cũng khó mà theo dõi được đường đi của một kẻ trộm ở trong mê cung của chúng ta. Sản xuất tinh gọn, với vai trò là một triết lý thiết kế và cải tiến hệ thống, lại cho thấy vai trò của mình. Trong ví dụ này, mê cung là hệ thống sản xuất, cấu trúc mê cung là sản xuất tinh gọn, và camera ghi nhận sẽ là Industry 4.0.Tuy vậy, sản xuất tinh gọn cũng chỉ là một triết lý thiết kế hệ thống. Nó cũng phải chật vật khi đối đầu với một loạt những concept mới, như tùy biến khách hàng đại chúng (mass customization), agile supply chain,… và cần thời gian để các nhà nghiên cứu có thể đề xuất những ứng dụng mới, và thử nghiệm chúng. Industry 4.0, khi đó với vai trò là khung xương kết nối những luồng thông tin hiện tại, lại giúp cho quá trình thử nghiệm những ý tưởng thiết kế hệ thống mới diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Nếu như việc mô phỏng hệ thống trước kia thường diễn ra trong một môi trường không có nhiều ràng buộc, thì với sự trợ giúp của Industry 4.0, chúng ta có thừa dữ liệu để mô phỏng được những ảnh hưởng tế vi nhất của một hệ thống sản xuất.Để trả lời cho câu hỏi “Sự sẵn sàng về mặt dữ liệu có đi kèm với sự minh bạch về sản xuất”, thay vì chờ đợi các nghiên cứu lý thuyết, thì người ta cũng có thể thử nghiệm ngay tại doanh nghiệp sản xuất của mình. Các chủ doanh nghiệp có thể từng bước áp dụng chuyển đổi số, và từng bước cải tiến hệ thống sản xuất. Nếu chúng ta phát hiện ra được đường đi của từng công đoạn, từng nhân công, từng nguyên vật liệu tham gia sản xuất, các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, thì không một tên trộm/sự lãng phí nào có thể ngang nhiên đi lại trong mê cung/hệ thống sản xuất của chúng ta mà ta không biết. Và trước khi cần khách hàng trả tiền cho sự minh bạch của sản phẩm, có lẽ chính chúng ta đã đủ tiền thưởng cho mình.#VJIP là công ty tư vấn-đào tạo kaizen thực chiến.
Chúng tôi cung cấp các khoá đào tạo in-house và public, các chương trình tư vấn về các chủ đề:- Cải tiến hiện trường theo 5S3D- Quy trình vận hành tiêu chuẩn SOP- Đào tạo trong công nghiệp TWI (JI, JR, JM)- Sản xuất tinh gọn Lean- Chất lượng Six Sigma- Quản lý chất lượng tổng thể TQM- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng QMS- Quản lý bảo trì theo bảo trì năng suất tổng thể TPM- Lập kế hoạch và điều độ sản xuất PPC- Xây dựng hệ thống MRP, MES, ERP, IoT,…- Chuyển đổi số và thiết kế nhà xưởng thông minh- Xây dựng hệ thống BSC/KPI- Hệ thống kiến nghị Kaizen- Mô hình quản trị vận hành tối ưu Operational Excellence.VJIP 株式会社
Ths. Tuan-Anh Tran – CG VJIP