Contents
JIT là hệ thống quản lý vận hành sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hóa tập trung vào giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa các nguồn lực.
Mỗi công đoạn sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra vừa đủ số lượng thành phẩm mà khách hàng cần. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí tồn kho và tăng cường quay vòng hàng tồn kho.
Trong quy trình đào tạo Lean, nếu trụ cột Jidoka tập trung vào xác định và sửa chữa nhanh các trục trặc xảy ra trong quá trình sản xuất thì JIT lại tập trung vào giảm thiểu đáng kể các loại phí đầu tư cho doanh nghiệp, nhằm đem lại các lợi ích cụ thể sau:
Giảm chi phí tồn kho và lưu kho: Với chiến lược sản xuất đúng lúc chỉ khi có đơn hàng, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu lượng hàng hóa sản xuất dư thừa không bán được, từ đó tiết kiệm chi phí lưu kho và bảo quản.
Đồng thời, JIT giúp loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị để tối ưu chi phí sản xuất.
Chi phí đầu tư cũng ít hơn do giảm chi phí kiểm tra sai lỗi và tái đầu tư sửa đổi trong sản xuất.
JIT khuyến khích việc phát hiện và khắc phục lỗi ngay từ sớm trong quá trình sản xuất, giúp giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi và nâng cao chất lượng chung.
JIT giúp doanh nghiệp kiểm soát được lượng hàng sản xuất và lưu thông dễ dàng điều chỉnh sản xuất giữa các loại hàng tiêu thụ nhanh và chậm, từ đó kịp thời đáp ứng các thay đổi trong nhu cầu của thị trường khách hàng.
Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp JIT được đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với các nhà cung ứng nguyên liệu thô ở địa phương. Khi có đơn đặt hàng, việc liên hệ với chuỗi cung ứng quen thuộc giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển liên quan, doanh nghiệp có thể tiến hành nhiều công đoạn song song. Điều này giúp quy trình sản xuất tinh gọn hơn, đảm bảo sản phẩm được hoàn thành đúng tiến độ và cải thiện tỷ lệ việc làm.
Sản phẩm được sản xuất và giao hàng đúng thời điểm mà khách hàng cần, không quá sớm cũng không quá muộn.
Sản xuất đúng số lượng sản phẩm mà khách hàng đặt hàng, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hàng.
Triết lý kinh doanh tinh gọn là công cụ quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hóa. Bằng cách áp dụng JIT, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính linh hoạt và từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, việc triển khai JIT cũng kèm theo một số khó khăn nhất định, muốn thành công thì đòi hỏi có sự cam kết và nỗ lực từ toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.