Công việc mẫu của người quản đốc

Công việc mẫu của người quản đốc

Nhằm thực hiện tốt vai trò và chức năng trong phân xưởng, người quản đốc cần thực hiện tốt những công việc của mình để hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi, tạo hiệu quả cao. Một số công việc mẫu của vị trí quản đốc sản xuất dưới đây sẽ giúp những người quản đốc, quản lý hiểu rõ hơn về công việc của mình.

Công việc tổ chức, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát

Để đảm bảo công việc của người lao động không gặp vấn đề gì, việc kiểm tra – giám sát của người quản đốc cần được chú trọng. Một số đầu việc mẫu như:

  • Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự và đội ngũ người lao động có năng lực.
  • Thiết lập và duy trì hệ thống tài liệu mẫu tinh gọn cho vận hành sản xuất.
  • Thiết lập các quy chế, công cụ trao đổi và sử dụng thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống sản xuất.
  • Đảm bảo triển khai đủ và kịp thời các tài liệu, hướng dẫn, thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất tại các nhà máy.
  • Dẫn dắt hoạt động đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm tra giám sát vận hành sản xuất và cải thiện hệ thống.
  • Hỗ trợ xây dựng và giám sát triển khai thực hiện kế hoạch mục tiêu sản xuất.
Công việc mẫu của người quản đốc sản xuất - VJIP

Công việc quản lý, giám sát quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất

Trong quá trình hoạt động, người quản đốc cần quản lý, giám sát quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất nhằm theo dõi và báo cáo, xử lý những vấn đề tại phân xưởng.

  • Theo dõi, đánh giá kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất của các nhà máy.
  • Dẫn dắt các hoạt động cải tiến thiết bị, cải thiện hiệu quả sản xuất tại nhà máy.
  • Kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động sản xuất tại các nhà máy.
  • Tư vấn. hỗ trợ chuyên môn cho các nhà máy. 
  • Hỗ trợ, chỉ đạo giải quyết sự cố và giám sát kết quả khắc phục. 
  • Tổng hợp, thống kê, kiểm soát, xây dựng chi phí sản xuất cho các nhà máy.
  • Định kỳ báo cáo tình trạng hoạt động thiết bị, tình hình sản xuất và chi phí sản xuất của các nhà máy cho khối sản xuất.
Xem thêm  Khóa học thực chiến của VJIP

Công việc kiểm soát, giám sát ngân sách và chi phí khối sản xuất

Quản đốc, quản lý phân xưởng cần biết kiểm soát, định lượng ngân sách cho hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp. Để làm được điều đó, người quản đốc cần biết các công việc sau:

  • Phân tích, đề xuất các khuyến nghị đầu tư phù hợp cho khối sản xuất trong từng giai đoạn.
  • Kiểm tra kết quả thực hiện KPI hàng tháng của các nhà máy so với chỉ tiêu đề ra và hỗ trợ nhà máy để kiểm soát các chỉ tiêu KPI.
  • Triển khai các dự án thuộc phạm vi sản xuất phụ trách tại các nhà máy theo đúng tiến độ, chất lượng kỹ thuật.
  • Thiết lập kế hoạch tiết giảm chi phí sản xuất các nhà máy.

Quản lý công tác An toàn vệ sinh lao động, PCCC, môi trường, ISO, HACCP, 5S

Một số hoạt động trong công tác quản lý như:

  • Xây dựng, cập nhật, cải tiến và tổ chức triển khai thực hiện giám sát hệ thống an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, ISO, 5S đáp ứng yêu cầu luật định mà công ty đang áp dụng 
  • Triển khai đánh giá công tác ATLĐ, ATVSTP, 5S tại các nhà máy định kỳ hàng năm.
  • Thống kê chỉ số an toàn hàng tháng, cập nhật báo cáo an toàn các nhà máy hàng tuần/ tháng/ năm.
  • Lập kế hoạch ATVSLĐ hàng năm, triển khai đến các nhà máy sau khi khối sản xuất phê duyệt.
  • Xem xét các báo cáo điều tra tai nạn lao động, đề xuất các giải pháp ngăn chặn sự tái diễn và giám sát kết quả thực hiện.
  • Giám sát việc thực hiện đo kiểm môi trường lao động và các hành động khắc phục phòng ngừa các nhà máy.
  • Xem xét đề xuất trang bị các vật tư thiết bị về ATVSLĐ, PCCC.
  • Triển khai phòng ngừa rủi ro thiết bị các nhà máy.
  • Xem xét góp ý các kế hoạch diễn tập phương án PCCC và cứu hộ cứu nạn ở các nhà máy.
Xem thêm  Đào tạo quản đốc - vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Công việc mẫu của người quản đốc sản xuất - VJIP

Quản lý con người, quản lý nhân sự

Ngoài các hoạt động sản xuất, người quản đốc còn tham gia vào quản lý những vấn đề nhân sự nhằm động viên người lao động và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời:

  • Giám sát và tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên.
  • Đánh giá và đào tạo, phát triển năng lực nhân viên.
  • Tăng cường gắn kết đội nhóm.
  • Thúc đẩy, khuyến khích tinh thần làm việc và tư duy cải tiến liên tục.

Trên đây, là những công việc mẫu một người quản đốc, quản lý phân xưởng cần rèn luyện để hoàn thành được trong quá trình hoạt động tại doanh nghiệp. Từ đó có thể dẫn dắt tốt người lao động trong doanh nghiệp sản xuất.

Công việc mẫu của người quản đốc
Luu Khai
Written by: Luu Khai