F. Taylor và cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý sản xuất (1911)

Công ty cổ phần tư vấn cải tiến VJIP > Tin nổi bật > Chia sẻ VJIP > F. Taylor và cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý sản xuất (1911)

F. Taylor và cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý sản xuất (1911)

Lý thuyết quản lý khoa học của F. Taylor, ra đời năm 1911, không chỉ là một bước tiến quan trọng trong lịch sử quản lý sản xuất mà còn là nền móng quan trọng cho những nguyên lý hiện đại về quản lý lao động và tăng cường năng suất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về cách lý thuyết này đã thành công trong quản lý sản xuất và ảnh hưởng của nó đối với cách quản lý và làm việc hiện đại.

Sự ra đời lý thuyết quản lý khoa học

   Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915) là một kỹ sư cơ khí người Mỹ, tuy nhiên sự nghiệp của ông lại được nhắc đến nhiều nhờ các lý thuyết và phương pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trong công nghiệp. Phương pháp quản lý khoa học của Taylor được phát triển từ quan điểm về “tính hợp lý” của hành vi con người trong lao động. Ông coi con người là một thành viên của máy móc trong dây chuyền sản xuất và luôn nhấn mạnh vào việc áp dụng nguyên tắc kỹ thuật công nghiệp để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Chân dung của Frederick Winslow Taylor
Chân dung của Frederick Winslow Taylor

   Năm 1874, Taylor đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh của đại học Harvard một cách xuất sắc. Tuy nhiên, ông đã không thể tiếp tục con đường đại học do thị lực suy giảm, nguyên nhân được cho là ông đã học bài quá mức vào ban đêm với ánh sáng hạn chế. Sau đó, Taylor lựa chọn trở thành thợ học việc và thợ máy, tích lũy kinh nghiệm làm việc tại công ty Enterprise Hydrangty Works ở Philadelphia.

   Kết thúc 4 năm học nghề ông trở thành một công nhân vận hành máy tại Midvale Steel Works. Là một người thông minh và tinh thần trách nhiệm cao Taylor đã quan sát thấy một số vấn đề trong các khâu sản xuất của công ty ngay khi còn là một thợ máy:

  • Những ca làm việc được phân công một cách ngẫu nhiên dẫn đến những người lao động thiếu kinh nghiệm thường không đáp ứng được yêu cầu của dự án.
  •  Các công cụ làm việc còn thô sơ và quá chuyên biệt về một chức năng, các công cụ đa năng lại có số lượng hạn chế khiến chúng bị hao mòn nhanh chóng. 
  • Thiếu dòng thông tin giữa các công nhân với quản lý cấp trên. Những người quản lý hoàn toàn không biết nhiệm vụ của công nhân được thực hiện như thế nào để đưa ra các đề xuất cải tiến.

Để giải quyết các vấn đề này Taylor đã đề xuất:

  • Thiết kế các công cụ chuyên dụng có thể đảm nhiệm nhiều chức năng.
  • Ủng hộ người lao động được lựa chọn và kết hợp với các dự án mà họ có sở trường.
  • Đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các nhà quản lý cấp dưới để họ thực hiện được phương pháp quản lý khoa học

Xem thêm: Lý thuyết về sự trao đổi lắp lẫn lẫn nhau (1798) – Eli Whitney

Quá trình phát triển chủ nghĩa Taylor

   Lý thuyết quản lý khoa học (Scientific Management theory), còn được gọi là chủ nghĩa Taylor (Taylorism), là một lý thuyết về quản lý, phân tích và tổng hợp quy trình làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động. Nó được phát triển vào những năm 1880 và 1890. Taylorism sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích quy trình sản xuất hiệu quả nhất để tăng năng suất. Ý tưởng của Taylor được xuất bản lần đầu trong các tài liệu của ông, “Shop Management” (1905) và “The Principles of Scientific Management” (1911). Trong cuốn sách “The Principles of Scientific Management,” Taylor đã lập luận rằng những khuyết điểm trong một quy trình làm việc có thể được giải quyết khoa học thông qua các phương pháp quản lý cải tiến và rằng cách tốt nhất để cải thiện năng suất lao động là tối ưu hóa cách thức thực hiện công việc.

Xem thêm  Top 3 Phần Mềm Quản Lý Sản Xuất Và Bán Hàng Tốt Nhất Hiện Nay
Cuốn sách “The Principles of Scientific Management”
Cuốn sách “The Principles of Scientific Management”

Nội dung chính của lý thuyết quản lý khoa học trong quản lý sản xuất.

Học thuyết của Taylor có thể được rút gọn lại thành 4 nguyên tắc sau:

  • Nghiên cứu khoa học: Sử dụng phương pháp khoa học để xác định cách hiệu quả nhất giúp hoàn thành một nhiệm vụ. Tập trung vào việc tăng năng suất và lợi nhuận.
  • Tuyển chọn và huấn luyện: Taylor thúc đẩy tuyển dụng và đào tạo công nhân một cách khoa học, tạo điều kiện cho họ phát triển hết sở trường bản thân từ đó nâng cao hiệu suất công việc. Không để công nhân đào tạo thụ động, phát triển theo hướng tự do.
  •  Xây dựng định mức và phân công chức năng: Cung cấp các hướng dẫn và giám sát chi tiết từng công nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng biệt của công nhân đó.
  • Sự kết hợp giữa quản lý và công nhân: Ông chú trọng phân phối hợp lý và chia sẻ trách nhiệm giữa người quản lý và công nhân, người quản lý áp dụng các nguyên tắc quản lý khoa học vào việc lập kế hoạch công việc và công nhân thực hiện nhiệm vụ.
Taylorism và nền sản xuất công nghiệp
Taylorism và nền sản xuất công nghiệp

   Taylor ủng hộ việc chuyển quyền kiểm soát từ công nhân sang các cấp quản lý và thực hiện phân biệt rõ ràng giữa lao động trí óc (công việc quản lý) và lao động tay chân (công việc thực hiện). Ông liên kết mức lương với năng suất lao động, cho rằng công nhân xứng đáng nhận được mức lương phản ánh khả năng lao động của họ. Hệ thống này tạo điều kiện cho công nhân theo phương pháp của Taylor có thể thu nhập cao hơn đáng kể so với cách quản lý truyền thống. Điều này tạo ra một môi trường đối đầu với các chủ sở hữu nhà máy khác không theo chủ nghĩa Taylor và gây ra nhiều cuộc đình công, trong đó có cuộc đình công tại Watertown Arsenal.

Tầm Ảnh Hưởng của chủ nghĩa Taylor trong quản lý sản xuất.

   Lý thuyết quản lý khoa học của Frederick Taylor, dù đã được công bố vào năm 1911 trong tác phẩm “Nguyên tắc Quản lý Khoa học” nhưng vẫn còn nguyên giá trị đối với ngành sản xuất hiện đại. Các trường đại học, học viện vẫn thường sử dụng tài liệu về lý thuyết này để phục vụ quá trình đào tạo của mình.Dưới đây là một số ảnh hưởng chính:

Xem thêm  Công việc mẫu của người quản đốc

Chuyên môn hóa

   Taylor luôn ủng hộ quan điểm cho rằng việc tăng cường năng suất là chìa khóa quan trọng để cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, ông đã rất chú trọng phân công công việc sao cho mỗi công nhân chỉ đảm nhiệm những công việc mà họ thực sự giỏi.

Tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc:

   Lý thuyết khoa học quản lý của Taylor như là một tài liệu tham khảo trong hoạt động xây dựng quy trình làm việc tiêu chuẩn. Điều này giúp tổ chức đạt được hiệu quả cao và đồng đều trong hoạt động sản xuất, từ đó giảm thiểu lãng phí và tăng cường chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh quản lý và kiểm soát:

   Một trong những nguyên tắc tiến bộ nhất của Taylor là chú trọng vào vai trò của các cấp quản lý. “Một người lo bằng một kho người làm”, Taylor đặt trách nhiệm lớn vào vai trò quản lý, thúc đẩy sự kiểm soát và giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo hiệu quả và linh hoạt trong hoạt động của doanh nghiệp.

Sự quản lý trong thời đại số
Sự quản lý trong thời đại số

Xem thêm: Khóa học quản lý sản xuất.

Tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ:

   Lý thuyết quản lý khoa học khuyến khích sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Điều này đã thúc đẩy sự đổi mới và tiến bộ trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với trong lĩnh vực sản xuất. Đổi mới và sáng tạo luôn là kim chỉ nam của tất cả doanh nghiệp hiện nay, sự sụp đổ của Nokia chắc chắn là một bài học mà không công ty nào có thể bỏ qua.

Phân công và đào tạo công nhân:

   Taylor nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho công nhân. Việc phân công công việc phải đi kèm với đào tạo, bồi dưỡng  để đảm bảo nhân viên hiểu rõ công việc của mình và có khả năng thực hiện nó một cách hiệu quả nhất. 

Đào tạo người công nhân làm việc
Đào tạo người công nhân làm việc

Kết luận

   Lý thuyết quản lý khoa học của Frederick Taylor đã góp phần đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của quản lý sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa. Các nguyên tắc này đã được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất lao động và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gặp phải nhiều chỉ trích vì nó đã tập trung quá nhiều vào tối ưu hóa quy trình sản xuất mà bỏ qua các yếu tố nhân văn. Sự đổi mới, tập trung vào nhân sự và khả năng ứng dụng linh hoạt đang trở thành những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các mô hình quản lý hiệu quả và bền vững. Do đó, mặc dù lý thuyết của Taylor rất có giá trị, nhưng cũng cần được cân nhắc kết hợp với các xu hướng và yếu tố mới để đáp ứng những yêu cầu của thời đại ngày nay.

Tham khảo thông tin tại đây!

Lý Thuyết Quản Lí Khoa Học F. Taylor (1911) - Nền Tảng Cho Quản Lý Sản Xuất Hiện Đại
Avatar
Written by: admin