Kỹ năng trong công việc của quản lý sản xuất sẽ quyết định đến chất lượng, chức năng của họ trong công việc. Kỹ năng tốt sẽ dẫn tới chức năng tốt từ đó hiệu suất công việc tốt. Từ đó, sẽ trở thành một người quản đốc sản xuất thành công trong công việc.
Quản đốc sản xuất trong phân xưởng cũng thực hiện tốt các chức năng về: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm tra. Để thực hiện tốt được các chức năng này, quản đốc sản xuất cần rèn luyện để có được 3 kỹ năng trong công việc sau:
Hay còn gọi là chuyên môn nghiệp vụ. Kỹ năng này cho biết khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài kiến thức về quản lý, người quản đốc cũng cần kiến thức liên quan tới chuyên môn, máy móc để có thể kịp thời hỗ trợ, chỉ dạy cho người lao động cấp dưới. Đồng thời, nắm bắt được tình hình phân xưởng để báo cáo lên cấp trên.
Ví dụ: Soạn thảo văn bản pháp lý, thiết kế chương trình sản xuất,…
Một người quản đốc có được kỹ năng nhân sự là một người thành công khi đã nắm vững được những kiến thức liên quan tới khả năng làm việc, nhận thức, vấn đề của nhân sự trong doanh nghiệp. Người quản đốc được đánh giá là “có tâm” và “có tầm” khi biết cách thấu hiểu và truyền tải thông tin đạt hữu hiệu tới người lao động. Đồng thời, luôn có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong phân xưởng từ đó tạo động lực làm việc tới cấp dưới. Người quản lý hiểu được nhân sự để hướng dẫn nhân sự hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với một quản đốc sản xuất, tư duy là có vai trò rất quan trọng trong công việc. Người quản đốc cần có tư duy tốt để xây dựng quy trình, chính sách làm việc tốt trong phân xưởng sản xuất. Đồng thời, khi có chuyện không may, bất trắc xảy đến trong công việc, người quản đốc cần nhanh chóng tư duy ứng phó và giải quyết vấn đề. Quản đốc, quản lý phân xưởng cần có những phương pháp tổng hợp, phân tích và tư duy hệ thống, liên kết giữa bộ phận này với bộ phận khác, liên kết các vấn đề được và chưa được trong doanh nghiệp. Để từ những vấn đề trên, họ sẽ đưa ra các phương án giải quyết nhằm làm giảm độ khó của vấn đề xuống mức thấp nhất có thể.
Tuy nhiên, để tôi luyện được những kỹ năng trên, người quản đốc cần rèn luyện các yêu cầu sau:
Để hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ, hiệu quả cao, chất lượng tốt và sản phẩm tiêu chuẩn, người quản đốc cần nắm được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng công việc, đặc trưng sản phẩm để xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất người lao động ở mức cao nhất,… Tổ chức sản xuất phải đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi được tính toán kỹ càng.
Ở mỗi phân xưởng sẽ có những chuyền sản xuất. Phụ trách mỗi chuyền sẽ có số lượng người lao động nhất định và công việc được quy định cụ thể. Người quản đốc cần hiểu rõ đặc trưng từng công đoạn, kế hoạch sản xuất chi tiết và yêu cầu từng công đoạn. Từ đó, quản đốc sản xuất, chủ quan hay quản lý phân xưởng sẽ là những người định mức công việc, hoạch định lịch trình sản xuất cho mỗi công đoạn. Đảm bảo sự chính xác, phù hợp.
Mỗi ngày, tại phân xưởng có rất nhiều vấn đề xảy ra như: tỷ lệ công nhân vắng mặt, hàng lỗi, tai nạn lao động, nguyên vật liệu có vấn đề,… diễn ra thường xuyên và bất ngờ. Đòi hỏi người quản đốc cần ứng phó kịp thời, có khả năng xử lý đa nhiệm các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp.
Để quản lý phân xưởng sản xuất thông minh, tinh gọn nhất, người quản đốc cần lựa chọn và học hỏi những công cụ, phần mềm công cụ quản lý như:
Phần mềm hỗ trợ người quản đốc cập nhật và lưu trữ toàn bộ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả. Quản đốc có thể quản lý: danh mục đầu tư, thành phẩm, công nhân, phân bổ,…
Phần mềm hỗ trợ quản đốc tính toán các số liệu cụ thể trong: danh mục vật tư, hóa đơn, đơn giá, thời gian làm việc của người lao động,… giúp tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn cho được những kết quả chính xác và khoa học nhất.
Tại các phân xưởng, có những trường hợp cần cảnh báo khi cấp thiết. Hệ thống sẽ tự động cân đối kế hoạch vật tư sau khi phân bổ, tồn kho,…Từ đó, quản đốc có thể tránh được những tình trạng nhầm lẫn, sai sót không đáng có trong phân xưởng.
Sử dụng phần mềm thông qua khoá học quản lý sản xuất, quản đốc có thể cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua biểu đồ. Từ đó, người quản đốc không tốn quá nhiều thời gian, công sức mà vẫn giám sát được công việc,…
Người quản đốc sản xuất cần rèn luyện những kỹ năng trên thông qua các yêu cầu để trở thành một người quản lý đạt chuẩn. Từ đó, mang lại những lợi ích cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.