Tất cả các vị trí công việc đều có những khó khăn nhất định, có những khó – dễ trong quá trình hoạt động, khó khăn của quản đốc sản xuất trong các doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, các chương trình đào tạo quản đốc có vai trò vô cùng to lớn, góp phần khắc phục những khó khăn trong công việc, giao tiếp của những người quản lý trong doanh nghiệp sản xuất.
Contents
Nếu doanh nghiệp không có các chương trình đào tạo quản đốc bài bản, người quản đốc với trình độ chuyên môn và kỹ năng chưa tốt, sẽ tạo nên khó khăn lớn cho hoạt động quản lý, giám sát tại doanh nghiệp. Từ đó, kéo theo sự thay đổi, không ổn định về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; mối quan hệ giữa quản đốc và nhân viên,…
Người quản đốc sản xuất gặp các vấn đề như: vấn đề sản xuất, vấn đề an toàn trong sản xuất, vấn đề nhân sự, vấn đề chất lượng sản phẩm,… để đồng thời xử lý, điều phối được các vấn đề này, người quản đốc gặp khá nhiều khó khăn.
Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn còn áp dụng các phương pháp làm việc “xưa cũ”, thiếu sự chuyên môn hóa dẫn tới khó khăn cho quản đốc sản xuất trong quản lý, chỉ dẫn và giám sát người lao động cấp dưới, đòi hỏi người quản đốc cần có những phương pháp cải tiến trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, người lao động tại các doanh nghiệp sản xuất hầu hết đều có trình độ ở mức trung hoặc hạn chế, nếu người quản đốc không có nghiệp vụ và chuyên môn đào tạo, hướng dẫn, việc cải tiến phương pháp làm việc trở nên khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí.
Khó khăn lớn nhất của quản đốc sản xuất có lẽ là việc tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp dưới thông qua giao tiếp và hành xử trong công việc hàng ngày. Trong bất kỳ công việc, môi trường làm việc nào, có mối quan hệ tốt là yếu tố quan trọng và cốt lõi để tạo dựng tinh thần làm việc tốt dẫn tới năng suất lao động cao từ đó việc sản xuất của doanh nghiệp cũng trở nên thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện tại gặp rất nhiều khó khăn liên quan tới vấn đề này khi: người quản lý quá khắt khe, khắc nghiệt với lao động cấp dưới; người lao động không được quan tâm, thấu hiểu dẫn tới nảy sinh mâu thuẫn với quản đốc cấp trên và rất nhiều vấn đề liên quan khác. Điều này khiến nhiều quản đốc sản xuất “đau đầu” tìm phương án giải quyết.
Để đứng ở vị trí là một người quản đốc sản xuất, ai cũng cần cố gắng, nỗ lực hết mình trong công việc. Nhưng chỉ có chuyên môn sản xuất thôi chưa đủ, ta cần có những kiến thức và hiểu biết để thấu hiểu người lao động của mình. Người quản đốc cần có những cái nhìn sâu, rộng và tinh tường để phát hiện vấn đề để từ đó tháo gỡ từng nút thắt cho doanh nghiệp sản xuất. Từ đó, ta thấy được vai trò quan trọng của khoá học quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp:
Thông thường, các chương trình đào tạo quản đốc sẽ được xây dựng bao gồm các bài giảng, kiến thức thực chiến về quản đốc sản xuất, quản lý phân xưởng,… cho các quản đốc, quản lý, tổ trưởng tại các doanh nghiệp.
Là người trực tiếp giám sát hầu hết các nguồn lực (4M) của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, Quản đốc sản xuất cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng giúp loại bỏ những rắc rối cản trở quá trình kinh doanh tại hiện trường sản xuất. Qua những kiến thức, chuyên môn được truyền dạy tại các chương trình, đào tạo quản đốc sản xuất sẽ thực hiện tốt các vai trò của mình để giúp cho các quản đốc, tổ trưởng, quản lý phân xưởng,… thực hiện tốt công việc của mình của các doanh nghiệp.
Các vai trò đối với đối tượng trên, có thể kể đến như:
Từ đó, đào tạo quản đốc sẽ giúp quản đốc, quản lý phân xưởng,… sẽ có thêm những kiến thức chuẩn mực và kỹ năng thực chiến để truyền đạt cho cấp dưới và ứng dụng tại doanh nghiệp để hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất.