HOSHIN KANRI - CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP

Công ty cổ phần tư vấn cải tiến VJIP > Tin nổi bật > Chia sẻ VJIP > HOSHIN KANRI – CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP

HOSHIN KANRI – CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP

1. Hoshin Kanri là gì?

Hoshin Kanri (hay còn gọi là Quản lý chính sách) là một hệ thống hoạch định chiến lược được phát triển từ Nhật Bản. Mô hình này được triển khai theo quy trình 7 bước, nhằm truyền đạt và triển khai hành động các mục tiêu chiến lược dài hạn trong toàn công ty, đảm bảo rằng tất cả các bộ phận và cá nhân trong tổ chức đều hiểu rõ và hướng đến những mục tiêu chung.

Hoshin Kanri là cầu nối liên kết mục tiêu chiến lược của tổ chức doanh nghiệp với kế hoạch triển khai của các cấp quản lý tầm trung và công việc cụ thể của tất cả nhân sự trong công ty.

2. Mục tiêu phát triển năng lực cá nhân trong doanh nghiệp

Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào năng lực làm việc và văn hóa học hỏi liên tục của từng cá nhân nhân viên. 

Việc áp dụng Hoshin Kanri giúp cho tổ chức vận hành tốt hơn, đạt được những thành công kinh doanh và đồng thời mang lại cơ hội phát triển cho nhân sự.

Khi kỹ năng, năng lực cá nhân liên tục được nâng cao, thì tổ chức doanh nghiệp sẽ ngày càng vững mạnh.

blank3. Phương pháp Top Down và Bottom Up

  • Phương pháp tiếp cận từ trên xuống (Top Down): Đảm bảo các phương châm, mục tiêu của lãnh đạo cấp cao đề ra sẽ được lan tỏa một cách đúng đắn tới tận nhân viên tầng thấp nhất của tổ chức, và được cụ thể hóa bằng việc triển khai chính sách.
  • Phương pháp tiếp cận từ dưới lên (Bottom Up): Nhân sự làm việc nghiêm túc, đóng góp vào kinh doanh trong quá trình thực hiện mục tiêu. Nếu gặp phải vấn đề, họ sẽ báo cáo lên người quản lý để được đề xuất phương án giải quyết trước khi lãnh đạo cấp cao phê duyệt.
Xem thêm  Công Việc Của Bộ Phận Quản Lý Sản Xuất Là Gì?

Trong cả hai phương pháp triển khai trên, người quản lý cấp trung có vai trò quan trọng khi trực tiếp giám sát xử lý công việc và là cầu nối giữa người lãnh đạo với nhân viên cấp dưới.

Sự Quan Trọng Trong Quản Trị Sản Xuất Doanh Nghiệp

4. 7 bước tuân thủ mô hình Hoshin Kanri

Bước 1: Thiết lập tầm nhìn chiến lược dài hạn

Mục tiêu chiến lược dài hạn được phát triển bởi suy nghĩ, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo cấp cao của tổ chức. Nhà lãnh đạo cần suy xét và tính toán cẩn thận đến những định hướng phát triển lâu dài và tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất trong năm.

Để đo lường được hiệu suất thực hiện chiến lược, người lãnh đạo cần quy định chỉ tiêu cần đạt được là gì thông qua số liệu cụ thể có kế hoạch và liên tục theo dõi sự biến chuyển trong kết quả làm việc của nhân sự.

Bước 2: Xác định các mục tiêu chính

Dựa trên tầm nhìn, doanh nghiệp cần cụ thể hóa các mục tiêu của tổ chức, chia nhỏ kế hoạch hành động và đo lường KPIs để theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện.

Việc xác định rõ ràng mục tiêu giúp doanh nghiệp phân bổ hợp lý tài nguyên, nguồn lực, từ đó đảm bảo tiến trình làm việc nhất quán và theo sát mục tiêu chiến lược. 

Bước 3: Phân bổ nguồn lực và kế hoạch hành động

Các nhà quản lý cấp trung vận dụng Hoshin Kanri Catchball nhằm xây dựng kế hoạch chi tiết và phân bổ nhân sự hợp lý đảm nhận các công việc cụ thể. Đây là một phương pháp hiệu quả để quản lý hoạt động nhóm.

Phụ thuộc vào năng lực cá nhân của từng thành viên trong tổ chức để chắc chắn rằng các bộ phận đều có đủ khả năng và điều kiện thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra. 

Xem thêm  Những điều bạn cần biết để trở thành một quản đốc sản xuất!

Bước 4: Liên kết các mục tiêu giữa các cấp quản lý

Các mục tiêu phải được liên kết từ cấp cao xuống đến cấp thấp, đảm bảo sự liên tục và đồng bộ trong toàn bộ tổ chức.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch và theo dõi tiến độ

Các kế hoạch đã được thiết lập cần được triển khai ngay lập tức. Việc theo dõi tiến độ là rất quan trọng. Các quản lý cần giám sát chặt chẽ công việc để hoạt động của nhân sự chuyển hóa thành kết quả, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cá nhân và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên.

Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh

Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá lại kết quả đạt được so với mục tiêu ban đầu. Nếu có sự khác biệt, cần điều chỉnh kế hoạch, chiến lược để đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Các thông tin cần xem xét chia làm hai luồng: quy trình và kết quả, giúp cho người giám sát và người thực hiện dễ dàng theo dõi và báo cáo.

Bước 7: Rút kinh nghiệm và cải tiến liên tục

Sau khi hoàn thành mỗi chu kỳ thực hiện mục tiêu chiến lược, các kết quả cần được phân tích để tìm ra những điểm cần cải tiến cho các chu kỳ sau.

5. Kết luận

Như vậy, việc xác định được mục tiêu chiến lược và năng lực cá nhân có mối liên hệ chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp vững vàng trên hành trình cải tiến sản xuất tinh gọn liên tục. Hoshin Kanri đóng vai trò là công cụ quản lý đắc lực dành cho các tổ chức có thể kiểm soát hoạt động từ cấp cao nhất xuống đến cấp thấp nhất. 

blank
Luu Khai
Written by: Luu Khai