Poka-Yoke, Tại sao cần?

Poka-Yoke, Tại sao cần?

Các nhà quản lý sản xuất đang theo đuổi Lean manufacturing chắc không còn lạ gì với Poka-yoke; một vài tên gọi đỡ Nhật hơn một chút là: mistake-proofing, fool-proof, auto-detect… đó là một phát kiến quan trọng của ngài Shigeo Shingo đóng góp cho hệ tống sản xuất tinh gọn TPS. Poka-Yoke có nghĩa là ngăn ngừa lỗi vô ý dựa trên quan điểm trong sản xuất con người (hoặc thiết bị) luôn có thể xảy ra sai lầm, chúng ta không ghét bỏ con người tạo ra sai lỗi đó, mà hãy ghét bỏ sai lỗi và bài xích nó.

Cơ chế của Poka-Yoke

Cơ chế của Poka-yoke khá đơn giản, chúng ta sử dụng một kết cấu cơ khí (hoặc điện tử) để thực hiện dừng và cảnh báo ngay khi phát hiện ra một sai sót.

  1. Không thể cố định đồ gá nếu gá sai
  2. Máy không thể vận hành nếu sản phẩm có vấn đề
  3. Máy không thể khởi động nếu thực hiện thiếu thao tác
  4. Máy sẽ tiếp tục hoạt động khi sản phẩm lỗi được khắc phục
  5. Qúa trình sẽ dừng lại khi công đoạn sau kiểm tra công đoạn trước phát hiện lỗi
  6. Công đoạn sau sẽ không bắt đầu nếu thực hiện thiếu thao tác, thiếu điều kiện đầu vào

Nhờ có Poka-Yoke, chúng ta có những thiết kế tuyệt vời để tạo ra chất lượng, cũng nhờ đó mà Poka-yoke trở thành một công cụ quan trọng của trụ cột JIDOKA trong Lean manufacturing.

Xem thêm  Ưu Điểm Của Khóa Học Quản lý Sản Xuất Tại Hà Nội

Vậy tại sao lại là Poka-Yoke?

Câu chuyện có lẽ bắt nguồn từ câu hỏi: Làm sao để tạo ra chất lượng?

Để tạo ra chất lượng -> Không có sai lỗi -> Sai lỗi = 0 => Hướng đến mục tiêu “Zero defect” (Không lỗi)

Để có thể “Zero defect” thì phải hiểu cơ chế tạo ra “Defect” qua ví dụ sau

Trong một nhà máy cơ khí đang sản xuất các khối kim loại để làm linh kiện của một chi tiết máy, bên cạnh tiêu chuẩn về kích thước thì khối kim loại cần tiêu chuẩn về trọng lượng, nếu trọng lượng lớn hơn tiêu chuẩn thì không đạt chất lượng.

Công đoạn trước đó sau khi tạo ra khối kim loại bị lỗi, lỗi đó bị lọt và chạy trên băng tải, đến công đoạn phía sau đưa khối kim loại lên và lắp ráp vào cụm chi tiết, đến QC phát hiện ra cụm chi tiết đó bị lỗi và loại bỏ.

Như vậy, một cơ chế được yêu cầu để công đoạn lắp ráp đó không bị lỗi là: Làm sao để ngăn chặn hàng lỗi lọt qua và tiến hành sửa chữa hoặc loại bỏ ngay lập tức trước khi lắp ráp. Trong ví dụ trên

  • Khối kim loại lỗi bị lọt chạy trên băng chuyền mà không được phát hiện -> Hành động sai lầm (mistake)
  • Khối kim loại được lắp ráp thành cụm chi tiết -> tạo ra Sai hỏng (error)
  • QC kiểm tra, phát hiện ra lệch so với tiêu chuẩn chất lượng của cụm -> Hàng lỗi (Defect)
Xem thêm  Kinh nghiệm quản lý sản xuất ứng phó với biến động thị trường

Như vậy, trình tự: Mistake -> Error -> Defect

Theo nguyên lý 1:10:100, lỗi mà phát hiện càng sớm thì chi phí càng nhỏ.

Như vậy, điều mà chúng ta kỳ vọng là phải phát hiện được Mistake và có action ngay lập tức.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết'Đặt trọng lượng tiêu chuẩn, từ đó so sánh giữa cân nặng của sản phẩm với cân nặng tiêu chuẩn theo ct 2 phương pháp dưới đây: Khi trọng lượng nặng hơn tiêu chuẩn, sản phẩm sẽ không lăn qua khổi lô và dừng lại 0..OO'

Theo ví dụ trên, chúng ta sẽ thiết kế một băng tải có cơ cấu cơ khí như hình để giúp ngăn chặn trước khi khối kim loại chuyển công đoạn. Đó chính là yêu cầu của một hệ thống Poka-Yoke hay còn gọi là năng lực Tự động phát hiện (Auto detect)

Trên đây là một vài dòng vắn tắt để nói về Poka-Yoke, hy vọng có thể có thêm góc nhìn đến các anh chị em cộng đồng về công cụ tuyệt vời này.

Xem thêm: Khoá học quản lý sản xuất

blank
Luu Khai
Written by: Luu Khai